Phương thức vận tải Ưu điểm Nhược điểm Loại hàng hóa thích hợp 1. Vận tải đường không...

Phương thức vận tải Ưu điểm Nhược điểm Loại hàng hóa thích hợp
1. Vận tải đường không – Tốc độ cao
– Thời gian vận chuyển nhanh
– Chi phí cao – Hàng quý hiếm, giá trị cao
–  Khôi lượng nhỏ
– Cự ly vận chuyển dài
2. Vận tải đường biển Chi phí thấp -Tốc độ chậm
-Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
-Khối lượng lớn
– Cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng
3. Vận tải đường sắt – Thời gian vận chuyển trung bình, ít thay đổi
– Khả năng thông hành lớn
– Hoạt động trên đường ray có sẵn, tuyến đường cô địnhàkhông linh hoạt -Khối lượng lớn
-Cự ly trung bình và dài
4. Vận tải đường ô tô – Linh hoạt, tính cơ động cao
Tốc độ và chi phí vận chuyển trung bình
-Cước vận tải cao
-Tốn nhiều nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường
-Khối lượng nhỏ và trung bình
-Cự ly ngắn và trung bình

5.Vận tải đa phương thức

Theo Luật Việt Nam- Nghị định 87/2009/NĐ-CP:

Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.

Đặc điểm:

– Ít nhất 2 phương thức vận tải

– Phải qua ít nhất 2 nước( đối với vận tải quốc tế), hoặc 2 nơi( đối với vận tải nội địa)

– Dựa trên 1 chứng từ vận tải đa phương thức

– 1 người chịu trách nhiệm với hàng hóa

– Hàng hóa thường được chuyên chở bằng container…

Quy định của Việt Nam về vận tải đa phương thức

Những vấn đề liên quan đến vân tải đa phương thức được quy định trong một số văn bản pháp luật sau:

– Nghị định 125/2003/NĐ-CP, Thông tư số 10/2004/TT- BGTVT ngày 23/6/2004 hướng dẫn thi hành;

– Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức;

– Thông tư 45/2011/TT- BTC về quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế;

– Công văn 3038/TCHQ-GSQL thực hiện Thông tư 45/2011/TT- BTC;

– Nghị định số 89/2011/NĐ- CP sửa đổi bổ sung Nghị định 87/2009/NĐ-CP

d.Các phương thức vận tải trong vận tải đa phương thức
– Vận tải container trong vận tải đa phương thức:
Việc ra đời của vận tải container là một cuộc cách mạng trong vận tải quốc tế, là chiếc cầu nối để kết nối các phương thức vận tải thành một quần thể thống nhất phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong container.

Việc phối hợp chặt chẽ của các phương thức vận tải có một ý nghĩa quan trọng.Để đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như đáp ứng được yêu cầu của người gửi hàng, người nhận hàng trong quá trình vận chuyển container với sự tham gia của nhiều phương thức phải phối hợp sử dụng hợp lý các phương tiện kỹ thuật ở các điểm xếp, dỡ, tổ chức hợp lý các luồng ô tô, toa tàu, đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt để quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển một cách thống nhất.
– Vận tải đường bộ trong vận tải đa phương thức
Ðể đảm bảo an toàn và chất lượng trong vận chuyển hàng của hệ thống vận tải đa phương thức trên đường bộ, các tuyến đường phải đủ tiêu chuẩn kỹ thuật: Tiêu chuẩn H.30 nghĩa là cầu đủ khả năng cho phép ôtô chở hàng có tải trọng 35 tấn. Tiêu chuẩn đường cấp 3 là mặt đường được trải nhựa hoặc bê tông nhựa có thể chịu được trọng tải của các loại xe từ 20 tấn trở xuống.
Để đảm bảo an toàn cho xe cộ đi lại khi chở hàng thì khoảng không từ mặt cầu, mặt đường tới vật cản thấp nhất (thanh ngang cầu chạy dưới đáy hầm cầu vượt đường bộ, cổng cầu hãm, các loại đường ống, máng dẫn nước) phải đủ tiêu chuẩn độ cao từ 4,5m trở lên. Những tiêu chuẩn của cơ sở hạ tầng đường bộ còn phải chú ý đến cả bán kính cong và độ dốc của đường. Ðối với các tuyến miền núi, bán kính cong tối thiểu phải đảm bảo là 25m, còn ở đồng bằng bán kính cong của đường phải đảm bảo tối thiểu là 130m, độ dốc khoảng 6-7%.
– Vận tải đường sắt trong vận tải đa phương thức:
Cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt liên quan đến yêu cầu của vận tải đa phương thức là các công trình đường sắt như: đường ray, nhà ga, thiết bị, bãi chứa hàng.
Các tuyến đường sắt: thường xây dựng theo các khổ khác nhau: loại khổ hẹp 1m và loại khổ rộng 1,435 m. Loại khổ đường nào cũng thích ứng được trong vận tải đa phương thức.
Thiết bị vận chuyển là các toa xe đường sắt cần phải đảm bảo tiêu chuẩn tải trọng trục tối đa. Sức chở của toa xe phụ thuộc vào trục của nó, mặt khác tác động tới nền đường cũng ảnh hưởng ở mức độ khác nhau tuỳ theo số lượng trục toa xe.

Trong các đối tượng thuộc cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt còn có các ga phân loại và chứa hàng, các bãi chứa container đường sắt nội địa. Các bãi chứa hàng cần phải trang bị đầy đủ phương tiện và bố trí khu vực chuyển tải thích hợp để khi xếp các container lên toa xe hoặc khi dỡ xuống nhanh chóng, thuận tiện với thời gian tối thiểu. Toàn bộ diện tích bãi phải được tính toán đủ về sức chịu tải, xác định số container có thể chất được, phân chia bãi chứa container.
– Vận tải biển trong vận tải đa phương thức:
Cảng biển là một cầu nối giao thông, nơi tập trung, nơi giao lưu của tất cả các phương tiện vận tải: đường sắt, đường sông, đường bộ, đường biển và cả đường không. Trong vận tải đa phương thức, các cảng biển, đặc biệt là các bến container giữ vai trò quan trọng. Từ các bến container, hàng được chuyển từ phương tiện vận tải biển sang các phương tiện khác hoặc lưu lại. Các bến cảng container khác hẳn các bến khác ở chỗ: hàng lưu kho lưu bãi tại cảng rất ít mà chủ yếu được chuyển đi khỏi bến càng nhanh càng tốt, tới những trạm chứa container hoặc tới các cảng nội địa.